Chiến tranh 17-2-1979

Ngày 16-3-1979, Trung Quốc rút hết quân, cuộc chiến tranh ngắn ngủi mà Đặng Tiểu Bình tuyên bố để “dạy cho Việt Nam một bài học”, kết quả, theo các học giả phương Tây, Trung Quốc đã bị Việt Nam dạy cho bài học. Nhưng suy cho cùng thì điều quan trọng không nằm ở chỗ ai dạy mà là ai đã học được bài học từ lịch sử của mình.

>> Biên Giới Tháng Hai (2009-1979)

Tháng 2-1979, trong khi Trung Quốc tập trung hơn 60 sư đoàn thì do chiến tranh Campuchia, ở phía Bắc, Việt Nam chỉ còn 11 sư đoàn, chủ yếu đang “làm kinh tế”. Nhiều nơi khi Trung Quốc đánh, súng ống vẫn đang còn nằm ở trong kho. Nhưng, quân Trung Quốc đã không thể chiếm các tỉnh lỵ biên giới nhanh như họ tính. 25 nghìn lính Trung Quốc bị chết, 37 nghìn lính bị thương. Chi phí cho cuộc chiến tranh chưa đầy 4 tuần ấy lên tới 5,5 tỷ nhân dân tệ trong khi ngân sách cả năm 1979 của Trung Quốc chỉ có 22,3 tỷ.

Trên thực tế, Đặng Tiểu Bình đã “học” được rất nhiều từ cuộc chiến tranh. Bài học đầu tiên của Đặng là ông ta biết Liên Xô sẽ không hy sinh quyền lợi của mình cho niềm tin ngây thơ của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Trước khi chiến tranh xảy ra Đặng đã cho sơ tán dân ở một số vùng biên phía Bắc Trung Quốc đề phòng khả năng bị Liên Xô tấn công. Thay vì có hành động quân sự theo Hiệp ước hợp tác toàn diện vừa ký vào tháng 11-1978, khi Việt Nam bị xâm lược, 56 sư đoàn quân Liên Xô nằm ở biên giới Trung Quốc đã án binh bất động. Hai tuần sau khi rút quân, Đặng bắt đầu đi đêm với Mascova.

Ngày 19-3-1979, Đặng nhận định trong 10 năm tới chưa có chiến tranh quy mô thế giới và quyết định, thay vì hiện đại hóa quân đội ngay đã ưu tiên giảm quy mô quân số. Từ 5,2 triệu quân năm 1979 tới năm 1988 quân số của Trung Quốc chỉ còn 3,2 triệu. Chi phí quốc phòng giảm được từ 4,6% GDP năm 1979 xuống còn 1,4% năm 1991. Đặc biệt, từ tháng 3-1979 cho đến khi kết thúc chiến tranh, tất cả các đơn vị bộ binh trên cả nước Trung Quốc đều được luân chuyển đến Biên giới Việt Nam thực hành tác chiến.

Việt Nam kiệt quệ khi bị Trung Quốc biến thành một thao trường. Từ tháng 3-1979, 3 quân đoàn và 11 sư đoàn Việt Nam đã bị cầm chân suốt một thập niên với biết bao máu chảy, đầu rơi trên Biên giới.

Osin Huy Đức

Post a comment or leave a trackback: Trackback URL.

Bình luận

  • DDL  On Tháng Hai 15, 2013 at 11:46 chiều

    “Trên thực tế, Đặng Tiểu Bình đã “học” được rất nhiều từ cuộc chiến tranh. Bài học đầu tiên của Đặng là ông ta biết Liên Xô sẽ không hy sinh quyền lợi của mình cho niềm tin ngây thơ của các nhà lãnh đạo Việt Nam”. Và “Việt Nam kiệt quệ khi bị Trung Quốc biến thành một thao trường. Từ tháng 3-1979, 3 quân đoàn và 11 sư đoàn Việt Nam đã bị cầm chân suốt một thập niên với biết bao máu chảy, đầu rơi trên Biên giới. Đúng như Nhà báo Osin Huy Đức đã bình luận: “suy cho cùng thì điều quan trọng không nằm ở chỗ ai dạy mà là ai đã học được bài học từ lịch sử của mình”.

  • IndiOne  On Tháng Hai 16, 2013 at 4:29 sáng

    Điều tếu lâm là đã vài ngàn năm rồi nhưng 99% những vua chúa, lãnh tụ, đảng phái lãnh đạo Vn ko thể nào học được những bài học cơ bản dù đó chỉ là 1+1=2.

    Từ thời Tần Thủy Hoàng, Tàu bựa đã theo chiến thuật Hòa Hoãn Xa, Đánh Gần. Mao điếm chảy là người quán triệt chiến thuật này.

    Có thể đó là 1 trong những lý do Tàu bựa ba rê rất kỹ những vườn sau quanh nhà mình để tránh những kẽ hở khi lâm nạn. Từ đó suy ra, Tàu bựa tránh đụng trận tầm xa. Khi đụng trận, những sân sau như Vn dễ thừa cơ làm loạn.

    Những Think Tank của Mỹ tuy ở xa nhưng rất am tường những điểm yếu này của Tàu bựa.

    Thực tế hiện tại, cả đời của Nguyễn Tấn Dũng, cao sang lắm cũng chỉ học được/đọc sách những thể loại Bí Mật Phòng The. Vô vọng để nhét thêm cái gì khác vô đầu.

    Xa hơn tí nữa, Lê Dốt Duẩn theo chủ thuyết Dĩ Nông Vi Bản mà hơn cả 100 năm trước đây thuyết này đã khiến cả nước cầm cuốc, xẻng đụng nhau với Tây cướp cạn trong tay có lựu đạn.

    Cách Lê Dốt ko lâu, Hoàng Đế Luis Bảo Đại Đờ Thirteen đã thường phải xin tiền mẹ già để mua vài xị lưu linh.

    Những trình lãnh đạo như vậy để mình hy vọng họ quan tâm, lo lắng cho dân đen ư? Đời có thể ko công bằng nhưng mỗi người đều có quyền mơ.

  • phong  On Tháng Tư 25, 2013 at 11:35 chiều

    Tổng lãnh sự Hoa Kỳ Lê Thành Ân vừa có chuyến thăm và làm việc với giới chức UBND huyện Hoàng Sa.

    Tuy là đơn vị hành chính đặt ra để quản lý quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, ủy ban nhân dân huyện Hoàng Sa lại đặt ở TP Đà Nẵng vì quần đảo này đã bị Trung Quốc hoàn toàn chiếm đóng.
    http://www.bbcvietnamese.com (04/25/2013)

    CHINA BACK OFF HOANG SA AND TRUONG SA.

  • phong  On Tháng Tư 25, 2013 at 11:38 chiều

    CHINA OUT OFF HOANG SA AND TRUONG SA.
    ( NGO QUYEN hau due )

  • phong  On Tháng Tư 29, 2013 at 10:49 sáng

    Cuộc chiến tại Núi Đất 1509 trong năm 1984 cho đến nay vẩn còn để lại nhiều nghi vấn và hệ-lụy cho dân tộc Việt-Nam vì những mất mát cuả vùng lãnh thổ trong yếu nầy.

    Đây là cao điểm giửa Hà-Giang và Lào-Cay, một khi chiếm ngự được cao điểm nầy TC có thể đặt những dàn phi đạn đe dọa cho cả Hà-Giang lẫn Lào-Cay và đó là mục đích tại sao TC quyết tâm chiếm cho được cao điểm nầy với những đơn vị sau đây đã tham gia trận chiến từ năm 1984 cho tới 1991:

    Các sư đoàn 1th, 11th, 13th, 14th, 15th, 20th, 21th, 27th, 40th, 41th, 47th, 54th, 67th đã tham gia trong trận tiến chiếm Núi Đất 1509.

    Vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 28 tháng 04 năm 1984 quân Trung Cộng đã hoàn toàn làm chủ tại mặt trận Núi Đất 1509 tức ngọn núi Lão-Sơn (Tàu gọi là Laoshan) cùng với trên 20 cao điểm khác về phiá Đông cuả cao điểm 662.

    Củng tại ngọn núi nầy Việt gian Hà-Nội đã bán đứng trên 3700 tử sĩ mà không chút tiếc thương.(Án Sử Núi Đất 1509 )
    vietnamexodus.com

  • phong  On Tháng Tư 29, 2013 at 10:52 sáng

    3.700 liệt sỹ VN trong mộ tập thể ở TQ?
    Pháo binh Trung Quốc

    Việt Nam và Trung Quốc tới năm 1991 mới bình thường hóa quan hệ

    Tin từ Nhật Bản nói sau một trận đánh cách đây 26 năm, 3.700 lính Việt Nam tử nạn được chôn chung tại vùng núi biên giới Hà Giang nay thuộc về Trung Quốc.

    Tài liệu được nói là của Đại học Phòng vệ thuộc Cục Phòng vệ Nhật Bản tức Bộ Quốc phòng đề cập tới trận đánh hôm 12/07/1984 giữa lính Việt Nam và Trung Quốc.

    Tài liệu này được một người Việt ở Nhật Bản, ông Hà Minh Thành, dịch sang tiếng Việt và đăng tải trên một số trang mạng.

    Theo tài liệu này, trận tiến công của quân đội Việt Nam nhằm chiếm lại điểm cao Núi Đất, hay Cao điểm 1509, được xem là một trong các trận đánh đẫm máu và khốc liệt nhất ở Á châu thời kỳ sau này.

    Hai cao điểm Núi Đất (1509) và Núi Bạc (1250) nằm trên biên giới giữa hai nước được phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn.

    Tài liệu của Nhật nói trong chiến tranh biên giới 1979, hai cao điểm này thuộc về phía Việt Nam và do Việt Nam chiếm giữ.

    Tuy nhiên tháng Tư năm 1984, quân đội Trung Quốc lên kế hoạch đánh chiếm Lưỡng Sơn.

    Trong khoảng thời gian một vài tháng, Cao điểm 1509 đã lần lượt đổi chủ, cho tới tháng Bảy 1984, khi nó nằm trong tay quân Trung Quốc và Việt Nam tổ chức tấn công để giành lại Núi Đất.
    Mộ tập thể

    Ngày 12/07/1984, Việt Nam đã điều sáu trung đoàn tham gia trận tập kích trên triền núi.

    Nghe/xem bằng Real Player hoặc Windows Media Player

    Thế nhưng kế hoạch của họ đã thất bại do bội phản “từ một sỹ quan quân báo cao cấp”.

    Trong cuốn sách ‘Bí mật về cuộc chiến Trung-Việt’ của ba tác giả Trung Quốc Kim Huy (Jin Hui), Trương Tuệ Sinh (Zhang Hui Sheng) và Trương Vệ Minh (Zhang Wei Ming) cũng có chương nhắc đến Bấm trận Lão Sơn, đăng trên mạng quốc phòng china-defense.com.

    Nhiều trang mạng tiếng Hoa và tiếng Việt khác hiện cũng có Bấm tư liệu gồm cả hình ảnh về trận đánh ít được nói tới trên truyền thông chính thức tại Việt Nam.

    Núi Đất lúc đó nằm trong lãnh thổ Việt Nam, thuộc xã Thanh Thuỷ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Tuyên, nay là tỉnh Hà Giang.

    Các tài liệu đều nói trận đánh bắt đầu từ sáng sớm và kéo dài tới 17 tiếng đồng hồ. Dù rất ngoan cường nhưng phía Việt Nam đã phải rút lui, để lại 3.700 xác tử sỹ tại chiến trường.

    Thông tin trong cuốn ‘Bí mật về cuộc chiến Trung-Việt’ còn nói hai hôm sau đó, tức 14/07/1984, phía Trung Quốc tiêu diệt thêm 60 lính Việt Nam sang thu gom xác liệt sỹ.

    Tất cả các xác binh sỹ Việt Nam sau đó được lính binh chủng hóa học của Trung Quốc hỏa thiêu bằng ống phun lửa.

    Việt Nam tưởng niệm bộ đội hy sinh hồi chiến tranh Biên giới 1979

    Trên blog của mình, ông Hà Minh Thành, người nói đã tới khu vực Núi Đất/Lão Sơn cuối năm ngoái, viết ông đã được giới thiệu hố chôn tập thể của các bộ đội Việt Nam.

    Khu vực này nay đã hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Chưa biết liệu phía Việt Nam có kế hoạch quy tập con số tử sỹ này hay không.

    Thông tin chưa được kiểm chứng mà một người dân địa phương cung cấp cho ông Thành nói một số bộ đội Việt Nam khi bị chôn vẫn còn sống.

    Thông tin về giai đoạn xung đột Việt – Trung sau cuộc chiến 1979 ít được nhắc tới ở Việt Nam.

    Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 28/7, ông Bùi Tín, cựu đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam hồi đó nhưng hiện sống tại Paris, cho hay Bộ Tổng tham mưu của quân đội Việt Nam biết về thất bại của trận Núi Đất và quyết định cho rút quân vì thương vong quá cao (nghe phần audio).

    Hai nước ký Hiệp ước biên giới trên đất liền vào năm 1999 nhưng mãi tới năm ngoái mới thống nhất được đường biên.

    Quá trình đàm phán biên giới đất liền được nói kéo dài hơn 35 năm.
    bbcvietnamese.com

  • phong  On Tháng Năm 3, 2013 at 1:12 sáng

    CHINA BACK OFF NUI-DAT

  • phong  On Tháng Năm 3, 2013 at 1:39 sáng

    Cảm nhận từ: Người Việt Nam [Bạn đọc] Email 28.07.10@09:25
    Về trận đánh này!

    Còn có tin rằng, sau khi nghiền nát hết 4000 lính VN bằng đạn pháo, TQ thông báo cho đối phương cử một số người theo số lượng chỉ định sang thu dọn xác đồng đội với điều kiện không được mang vũ khí. Vậy mà không hiểu sao bên VN vẫn mang theo súng. Kết quả là lại thêm tám chục mạng nữa tiếp tục đi theo các đồng đội vừa tan xương nát thịt của mình. Sau đó thì bên VN coi như bỏ luôn.
    Gần bốn ngàn thi thể nát buơm tung tóe khắp đồi trong tiết trời nắng nóng suốt mấy hôm liền bốc mùi không thể chịu nổi. Lính TQ dùng phun lửa hỏa thiêu rồi gom cốt lại một chỗ.
    Một trận đánh tàn khốc trong thảm bại, kết thúc gần bốn ngàn số phận một cách bi thảm.
    Và còn gì bi thảm hơn cái cách những người lính bị bán đứng mà chết như trên?
    Cấp trên của những người lính đó đâu? đông đội của họ đâu? Chính họ đã và đang làm cho gần bốn ngàn linh hồn kia vẫn chưa được yên nghỉ khi chưa lôi ra ánh sáng ai là kẻ đã bán đứng đồng đội.
    Hỡi ôi quân đội nhân dân VN anh hùng bách chiến bách thắng, không biết các anh đã làm gì để ngăn cản hiệp định biên giới, cái hiệp định đã cắt mảnh đất nhào trộn thịt xương đồng đội của các anh cho TQ?
    ( LANG KINH CUOC DOI BLOG )

Gửi phản hồi cho DDL Hủy trả lời