Sửa Hiến Pháp Chứ Không Phải Xây Hầm Trú Ẩn

Nếu tôi là trưởng ban sửa đổi Hiếp pháp 1992 tôi sẽ đề nghị ngưng lại cho đến khi trong Đảng thực sự biết rõ mình muốn duy trì mô hình đảng chủ lập hiến như hiện nay hay muốn thiết lập ở Việt Nam một nền cộng hòa thật sự.

Các nhà nước quân chủ phải lập hiến khi nhà vua bị các tôn giáo, lãnh chúa… buộc phải chia sẻ quyền lực. Các nhà nước đảng chủ phải lập hiến vì muốn tạo ra cái vỏ bọc cộng hòa cho sự toàn trị của mình. Nếu Đảng cộng sản Việt Nam muốn tiếp tục chế độ chính trị như hiện nay thì cách khôn ngoan nhất là cứ giữ Hiếp pháp 1992 vì nó vẫn đang làm tốt vai trò “phông màn” cho Đảng.

Sẽ là một sai lầm chính trị (của Đảng) nếu sửa đổi hiến pháp không phải vì cải cách mà chỉ để tự trấn an. Khi lực lượng vũ trang đã khẩu hiệu “chỉ biết còn Đảng, còn mình” mà vẫn không hết sợ hãi thì lẽ ra Đảng phải sửa cái gốc là trao quyền lực cho dân. Bảo vệ sự cầm quyền của Đảng mà bằng cách hiến định lòng trung cho quân đội và cố thủ trong điều 4 như một thứ lô cốt thì chỉ gây ra tranh cãi về tính hợp hiến của đảng độc tôn và khiến dân chúng nghĩ rằng Đảng coi mục tiêu cầm quyền cao hơn chủ quyền quốc gia, dân tộc.

Nếu chỉ quan tâm tới việc phân chia quyền lực thì không cần sửa hiến pháp. Quyền lực lâu nay vẫn được phân chia một cách bất thành văn và phe nhóm thường giải quyết tốt hơn hiến pháp. Vấn đề là tại hội nghị trung ương sắp tới ông Nguyễn Bá Thanh có đủ phiếu vào Bộ chính trị, ông Vương Đình Huệ có trở thành bí thư trung ương Đảng hay không? Ông Nguyễn Bá Thanh rồi sẽ chọn con đường đi vào lịch sử như một bao công, hay với không ít tỳ vết hiện nay, sẽ bắt tay với Thủ tướng đương nhiệm, quay lưng với những người đã từng nuôi kỳ vọng?

Nếu nhận ra đây là cơ hội chính trị thì đừng vội vã, hãy ngồi lại với nhân dân, hình thành một bản hiến pháp có thể thiết lập một nền cộng hòa, trên nguyên tắc: một chính quyền không phải do dân thì không thể là của dân và không thể hy vọng chính quyền đó sẽ vì dân được. Với quyền lập hiến, nhân dân phải tham gia với tư cách là người quyết định chứ không phải “khách” mời “góp ý” như Đảng đang làm.

Ủy ban sửa đổi hiếp pháp, vì thế, phải thay đổi quy trình làm việc của mình. Thay vì cắm đầu viết lách, bước một, chuẩn bị những vấn đề phải trình Quốc hội biểu quyết đưa ra trưng cầu dân ý. Điều phải trưng cầu dân ý đầu tiên là Việt Nam nên chọn mô hình cộng hòa đại nghị (nơi quốc hội bầu ra chính phủ và nguyên thủ quốc gia) hay cộng hòa tổng thống (nơi cử tri trực tiếp bầu ra nguyên thủ).

Cộng hòa đại nghị thường thành công hơn ở các quốc gia đi từ nền quân chủ lập hiến. Nơi hoàng gia, tuy không trực tiếp cầm quyền, vẫn còn uy tín để trị vì như một biểu tượng quốc gia. Tuy các triều vua của Việt Nam đã bị “phế từ lâu”, vẫn nên hỏi xem dân chúng muốn tìm một hoàng thân hay tự tay bầu ra tổng thống.

Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn có thể đưa điều 4 ra trưng cầu dân ý và nếu nhân dân tán thành trong một cuộc bỏ phiếu hoàn toàn tự do thì việc cầm quyền của Đảng sẽ thực sự vinh quang. Nếu dân muốn Đảng cộng sản chỉ là một trong các đảng chính trị của người Việt Nam thì anh chỉ có thể cầm quyền khi thắng trong bầu cử.

Trong tình huống đó, hiến pháp nên quy định sự khác nhau giữa ứng cử viên độc lập với ứng cử viên được đề cử bởi một đảng chính trị. Ví dụ: một người có thể trở thành ứng cử viên tổng thống nếu được một đảng chính trị có cơ sở hoạt động ở tầm quốc gia đề cử hoặc có đủ một lượng chữ ký ủng hộ nhất định (nếu là ứng cử viên độc lập).

Với một dân tộc đang có hàng triệu người sống và làm việc ở khắp năm châu như Việt Nam, cần trưng cầu dân ý về điều kiện của các ứng cử viên: có chấp nhận người có hai quốc tịch ứng cử tổng thống, nghị sỹ Việt Nam hay không? Có nên đòi hỏi ứng cử viên tổng thống và ứng cử viên nghị sỹ quốc hội phải là người sinh ở Việt Nam và sống liên tục ở trong nước 5 năm tính đến ngày bầu cử?

Chế độ kinh tế cũng cần được đưa ra hỏi dân. Tự do tư tưởng là vấn đề phải được bảo vệ trong xã hội tương lai. Hiến pháp tôn trọng niềm tin cộng sản của một thiểu số nhân dân nhưng dân chúng không thể trả chi phí để nuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” bằng cách coi “kinh tế nhà nước là chủ đạo”. Nên trưng cầu dân ý về việc cấm nhà nước thành lập những xí nghiệp mang tính kinh doanh (trừ các doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp khai thác những loại tài nguyên đặc biệt).

Hãy trưng cầu dân ý để dân chúng chọn giữa sở hữu toàn dân và chế độ đa sở hữu đối với đất đai.

Sau khi có kết quả trưng cầu dân ý, Ủy ban sửa đổi hiến pháp mới tiến hành bước hai: thiết kế một mô hình nhà nước có khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia, có thể hòa giải quốc gia, phát triển quốc gia, đảm bảo an ninh và mang lại công lý cho người dân tốt nhất. Ủy ban cũng không nên giấu dốt, cái gì biết thì hẵng làm cái gì không có kinh nghiệm thì nên học hỏi, nhất là từ những mô hình nhà nước đã được loài người áp dụng thành công. Việt Nam cần một mô hình chính trị bền vững dài lâu chứ không phải chỉ “bay 15 phút” rồi “bỏ kho” như những chiếc máy bay Vam mà Việt Nam đã từng tự chế.

Cách mà công an Hải Phòng đối xử với anh em ông Đoàn Văn Vươn cho thấy, hệ thống tư pháp hiện hành không thể đảm bảo công lý, nhất là đối với những xung đột giữa công dân với địa phương. Ngoài việc tổ chức tòa án theo cấp xét xử (thay vì theo cấp hành chính), lực lượng điều tra hình sự và công tố nên tổ chức thống nhất ở cấp toàn quốc gia. Cảnh sát địa phương chỉ đảm bảo giao thông và trật tự, trị an; có thể bắt trộm, cướp rồi giao lại cho cơ quan công tố.

Các địa phương tùy vào ngân sách và tình hình an ninh mà quyết định số lượng cảnh sát. Không để tình trạng như Thành phố Hồ Chí Minh phải lấy thanh niên xung phong ra điều khiển giao thông và chống cướp bằng lực lượng từ trung ương cứu viện.

Thật là nguy hiểm nếu lực lượng công an, quân đội thay vì trung thành với quốc gia lại trung thành với đảng phái. Đảng có thể nay tồn, mai vong nhưng Nước thì muôn đời phải giữ. Nếu quân đội không coi nhiệm vụ quan trọng nhất là giữ nước thì khi trong Đảng có bất đồng, quân đội mất phương hướng, những kẻ có dã tâm lãnh thổ như Trung Quốc rất dễ thừa cơ chiếm nốt Trường Sa bằng một cuộc chiến tranh cục bộ.

Cũng cần tách bạch hành pháp chính trị và hành chính công vụ để khi Đảng tan rã thì chỉ có chức năng hành pháp chính trị tạm ngưng, trộm cướp vẫn có người bắt; đèn xanh, đèn đỏ vẫn sáng ở ngã tư; người dân vẫn có thể làm passport, đăng ký xe và sang tên nhà, đất…

Bước thứ ba, Ủy ban sửa đổi hiến pháp trình những mô hình hành chánh, tư pháp tương thích này để quốc hội thông qua. Sau đó tới bước thứ tư mới tiến hành cho chuyên viên thảo ra hiến pháp. Do đã trưng cầu dân ý, hiến pháp chỉ cần 2/3 tổng số đại biểu thông qua chứ không cần đưa ra phúc quyết toàn dân. Chỉ phải giữ nguyên tắc cái gì dân đã quyết khi trưng cầu dân ý thì quốc hội không có quyền thay đổi.

Cũng có thể rút ra các bài học lập hiến từ Việt Nam. Hiến pháp 1946 từng được viết bởi những trí thức có tinh thần pháp quyền và bác ái, tự do. Cho dù nó được quyết định bởi một quốc hội được bầu lên trong cuộc tổng tuyển cử do Việt Minh kiểm soát, Hiến pháp 1946 đã được thông qua bởi những người yêu nước và khát khao độc lập, tự do.

Tuy chưa được công bố chính thức do chiến tranh nhưng Hiến pháp 1946 đã có hiệu lực trên thực tế. Hồ Chí Minh đóng một vai trò quan trọng trong Hiến pháp 1946, nhưng chính ông, sau khi đi dự Hội nghị 81 đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế từ Mascova trở về, đã phế bỏ bản hiến pháp dân chủ này để thay thế bằng Hiến pháp 1959.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc, Hiến pháp 1959 được dịch ra từ Hiến pháp Liên Xô nhưng qua bản tiếng Trung nên nhiều định chế nhà nước đã được copy một cách vội vã và không chính xác. Hiến pháp 1980 cũng copy từ hiến pháp của các nước cộng sản Đông Âu, áp dụng nguyên si những định chế mà ngay sau đó đã bị các nước này bãi bỏ. Không nên sợ hãi trước những mô hình nhà nước đã được áp dụng thành công. “Nhập khẩu” mô hình chính trị đã là truyền thống mà Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu từ năm 1959.

Một chế độ toàn trị thường đi đến sụp đổ hoặc tiếp tục tồn tại bằng cách siết chặt dân chủ, tự do. Quá trình này càng kéo dài bao nhiêu thì càng hủy hoại các nguồn lực và giá trị quốc gia tới đó. Sự sụp đổ hay sự ngắc ngoải của chế độ đều trút hậu quả lên đầu thường dân. Chủ động cải cách để từng bước trao mọi quyền lực cho nhân dân không chỉ là lối thoát của Việt Nam mà còn là cánh cửa để Đảng thoát ra trong danh dự.

Huy Đức

Post a comment or leave a trackback: Trackback URL.

Bình luận

  • IndiOne  On Tháng Hai 22, 2013 at 8:20 sáng

    Hai sự việc: (1) Quân Đội, (2) Nguyễn Bá Thanh, nhân vật dưới con mắt của nhiều thần dân được coi như 1 vì sao Bắc Đẩu của vùng đất Đà Nẵng.

    Nhiệm vụ quân đội của 1 đất nước, ai cũng hiểu. Từ vài trăm năm đến vài ngàn năm trước, những lý thuyết gia quân sự khét tiếng thế giới thường nhấn mạnh điểm: Trước khi dụng quân, thiệt và hại phải được đặt lên bàn cân để tính ra con số.

    Từ điểm này cho thấy quân đội của Đảng chỉ được dùng để cắm hoa, thi hoa hậu etc… Tại sao? Việc gì phải máu lửa khi được lời cả thế gian. Thực tế, cả nước VN đã bị bán với giá quá bèo, chỉ có dân đen thiệt. Hết tính.

    Trong bài răn dậy trước hơn 4000 đầy tớ con dân của gần 1 triệu thường dân Đà Nẵng, người xem khó có thể ngờ được những gì mắt thấy tai nghe đang xảy ra cho 1 dân tộc hơn 4000 tuổi. Chuyện xảy ra ở thế kỷ 21 chỉ có ở VN.

    Lòng liêm sỉ của các quan chức có nhiệm vụ lo lắng cho dân đi lạc nơi đâu rồi? Nắm vận mạng cả triệu sinh linh nhưng vẫn tươi cười để cho 1 bí thư, chuyên gia thích dùng chữ Sướng, vả vào mặt mình chỉ vì tội thịt heo ko có mỡ, thùng rác bị thủng etc… Một ngày chỉ cần 3 chén cơm, ko có hơn 1 cái lỗ khi chết, việc gì phải thế thế.

    Vậy mà ngài Bá Sướng này có cơ may cầm đầu vận mạng của cả nước hơn 80 triệu dân. Cũng chỉ có chuyện xảy ra ở VN.

    Trình đọc diễn văn, hội họp của Bá Sướng ở tầm nhậu vỉe hè, vui tới chỉ. Trình chính trị ở cấp phường hoặc quận. Có khả năng làm được nhiều chuyện nhỏ. Đứng trên tầm vóc quốc gia, nếu ko rớt đài thì cả nước dễ bị mang nhục, nhạo báng, miệt thị etc…

    Tuy nhiên trước mặt, Nguyễn Tấn Dũng gặp lành ít dữ nhiều. Khi Nguyễn Bá Sướng đã nhắm hoặc thù, Nguyễn Tấn Dũng nên mang kim ra tự chích để dễ thở hơn.

  • HAI  On Tháng Hai 26, 2013 at 3:40 sáng

    Chỉ đạo lấy ý kiến cho dự thảo Hiến pháp tại Vĩnh Phúc, TBT Nguyễn Phú Trọng nói:“… Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì đó là cái gì? …”. Chợt liên tưởng đến bình luận của Nhà báo Huy Đức: “Một chế độ toàn trị thường đi đến sụp đổ hoặc tiếp tục tồn tại bằng cách siết chặt dân chủ, tự do. Quá trình này càng kéo dài bao nhiêu thì càng hủy hoại các nguồn lực và giá trị quốc gia tới đó. Sự sụp đổ hay sự ngắc ngoải của chế độ đều trút hậu quả lên đầu thường dân”. Và lời khuyên chí lý: “Chủ động cải cách để từng bước trao mọi quyền lực cho nhân dân không chỉ là lối thoát của Việt Nam mà còn là cánh cửa để Đảng thoát ra trong danh dự”.

  •  On Tháng Hai 28, 2013 at 7:08 sáng

    Gửi anh Huy Đức,

    Bài viết trên cho thấy cái nhiệt huyết, tâm tình mong đất nước VN phát triển. Nhưng theo tôi, nước Việtnam hiện nay khó, nếu không nói là hoàn toàn không thể, có thể phát triển lên thành một nước cộng hòa, dân chủ với một Hiến Pháp hợp pháp thật sự để mà có thể đi lên. Vỉ sao? Nước Việtnam sẽ mãi là một chế độ độc tài, đảng trị dưới Đảng cộng sàn khi nào nước Trung Quốc ở phương Bắc vẫn là Trung cộng với Đảng cộng sản Trung Quốc. Người “Tàu” cộng sản sẽ không bao giờ chấp nhận để cho một nước sát biên giới như VN trở thành dân chủ hợp hiến thực sự, vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của sự độc tài đảng trị của Đảng cộng sản Tàu. Họ sẽ bơm tiền, bơm sức cho Đảng cộng sản Việtnam tiếp tục thống trị như họ đã từng bơm tiền, bơm sức cho ông Hồ Chí Minh và đảng công sản của ông ta trong những thập niên 30s, 40s, 50s, 60s, và những năm đầu 70s. Sự yểm trợ này chỉ bị gián đoạn trong những năm cuối 70s, và thập kỷ 80s. Khi nào Việnam vẫn còn dưới sự cai trị độc đảng của Đảng cộng sản thì người Tàu cộng sản mới có thể yên tâm hoàn toàn khống chế kinh tế, chính trị, khai thác tài nguyên thiên nhiên, lãnh thổ trên đất và dưới biển của Việtnam một cách lộng hành mà không phải e ngại điều gỉ cả. Trung cộng chỉ việc bơm tiền, bơm hơi cho vài lãnh đạo cộng sản Việtnam lên nắm quyền là được. Quá rẻ cho một mối lợi quá lớn. Mối làm ăn này ai mà không làm.
    Muốn thoát ra khỏi ma chưởng của Trung cộng để mà đi lên một nền dân chủ phồn thịnh, Việtnam cần một nhà lãnh đạo ngoài tài năng ra, phải có uy tín, đạo đức, có khả năng ăn nói thuyết phục đại đa số cử tri, dân thường. Một George Washington, hay John Kennedy. Nhưng hỏi tìm con người như vậy ở đâu ra? Chắc chắn là không có ở trong cái Đảng Cộng Sản VN hiện hữu hiện nay bởi vì sau bao nhiêu thập niên độc quyền cai trị, muốn tiến thân lên hàng “lãnh đạo” thì tuyệt đại đa số là phải dốt-hồng hơn chuyên, tham nhũng, phi đạo đức. Bởi vì tài giỏi, thanh liêm, công minh liêm chính thì nhửng “đồng chí” của phe phái khác sẽ không bao giờ để yên cho đi lên. Quy luật của sống còn trong một độc tài đảng trị là vậy. Chỉ những người cỡ như “đồng chí X” Nguyễn Tấn Dũng là hết. Tốt hơn thì không có.
    Nếu vậy thì trong số gần 100 triệu người Việt có người nào đủ khả năng lèo lái con tàu Việtnam chăng? Có! Khẳng định là có. Nhưng chỉ cần người đó bước ra vũ trường chính trị hiện nay ở Việtnam, lập tức sẽ được công an, ban bảo vệ trung ương Đảng mời lên “làm việc,” và đi Z30D ngay, có khi tệ hơn là đi các nhà tù mật, tù kín.
    Vì thế theo tôi tương lai nước Việtnam sẽ vẫn u ám khi mà nước Tàu vẫn còn cộng sản. Sẽ không bao giờ có tự do, dân chủ thực sự. Trong tất cả các nước láng giềng với Trung cộng, chỉ có độc mỗi nước Ấn Độ là thực sự dân chủ lập hiến, giờ may thêm nước Mông Cổ.

  • hjjjj  On Tháng Ba 13, 2013 at 9:17 chiều

    hay

  • Phạm Thành  On Tháng Ba 18, 2013 at 2:45 chiều

    Xin chào Huy Đức. Minh là Phạm Thành, hiện sinh sống tại Hà Nội, cựu phóng viên Đài Tiéng nói Việt Nam, muốn có e mail của Huy Đức để trao đổi với H.Đức một vài viêc. Trân Trọng cảm ơn.

  • Trần Văn Khánh  On Tháng Ba 21, 2013 at 6:13 chiều

    Cảm ơn anh Huy Đức, khẩu hiệu hiện nay vẫn là ĐCSVNQV muôn năm !

  • kim tran  On Tháng Ba 24, 2013 at 12:53 sáng

    Xin chào anh Huy Đức,

    tôi mua sách trên Smashwords và tải về để đọc trên Kindle nhưng phông chữ không hiện lên đầu đủ nên không đọc được (xuất hiện ô vuông). Xin anh chỉ giùm cách giải quyết.

    Xin cảm ơn anh và chúc anh luôn vui, khỏe.

  • latufa  On Tháng Ba 29, 2013 at 8:04 chiều

    Lời Đảng

    Đảng nhất định quyết bảo lưu điều bốn
    Bỏ điều này là tự sát dân ơi!
    Bài học đau thương cay đắng ngậm ngùi
    Của Liên bang Xô viết đảng Lê nin còn đó!

    Một Góc ba Chóp điên khùng cả ngố
    Để Dên Xin thừa cơ hội phất cờ
    Khiến thôi rồi ôi mẫu quốc Liên xô!
    Và huynh đệ Đông Âu bè Cộng sản!

    Đảng ta khiếp kinh cuống cuồng hốt hoảng
    Nguy cấp rồi! vận đảng quá mong manh
    Cũng may nhờ Đảng Trung quốc đàn anh 
    Trụ lại được giúp đảng ta tồn tại

    Ơn cứu mạng, đảng ta còn nhớ mãi
    Nguyện nghìn đời trung với đảng đàn anh
    Quên hận năm xưa Mã Viện, Tiểu Bình
    Thế ỷ dốc dựa vào nhau tồn tại

    Kinh Nghiệm ấy, đảng ta thề nhớ mãi
    Không bao giờ mất cảnh giác dân ơi
    Điều bốn muôn năm! độc đảng nghìn đời!
    Búa liềm vô địch! đảng tiền phong bất diệt!

    Phan Huy MPH

  • phong  On Tháng Tư 13, 2013 at 9:29 chiều

    ÔNG BÌNH VÔI

    Khắp nước Việt Nam có tục ăn trầu, cho nên ở đâu cũng có bình vôi.

    Theo như tôi biết, ở vùng quê chúng tôi, có hai thứ bình vôi. Đều bằng đất nung cả, mà một thứ giống như cái hũ nhỏ, duy cổ eo, miệng loa, cho nhà trung thường dùng; một thứ bình tròn mà đít bằng, trên có quai xách, miệng ở về một bên, toàn thân tô màu lục hoặc màu vàng, cho nhà sang dùng. Cả hai đều để đựng vôi trong lòng nó. Nhưng mỗi khi cho vôi vào, người ta lại cũng dùng vôi đắp cái miệng nó cho cao lên.

    Nhà tôi, hồi bà nội tôi còn sống; có cái bình vôi hạng sang ấy. Mỗi khi mua vôi ở chợ về, bà tôi ngồi tỉ mỉ lấy cái chìa quệt vôi nhét vào miệng nó, gọi là ‘cho Ông Bình ăn’. Và lâu lâu lại tắp thêm cái miệng nó một lần, hóa nên cái miệng càng ngày càng chêu vêu ra.

    Thứ bình vôi thường, dùng chìa bằng tre, những thứ bình vôi sang, bao giờ cũng dùng chìa bằng sắt, ở thân cái chìa đôi khi lại có đeo một lưỡi dao để rọc trầu.

    Nhà khác thế nào tôi không biết, còn nhà tôi, tối lại, bà tôi cứ rút cái chìa ra để ra một nơi khác. Làm như thế, bà tôi cắt nghĩa rằng ‘Ông’ sẽ mách cho mình, mà nếu để cái chìa lấp cái miệng thì không mách được.

    Add caption

    Tôi nói, “nhà tôi có một cái bình vôi” không đúng. Nói đúng là từ hồi nhỏ cho đến năm tôi hai mươi lăm tuổi, bà tôi chết, nhà tôi có ba bình vôi kế vị nhau. Bởi vì dùng lâu ngày, trong lòng nó đầy vôi khô cứng, miệng nó cứ đắp nên tum húm lại, không dùng được nữa, phải mua cái khác.

    Lúc đó nhà tôi có một cái trang thờ Tam vị; ở giữa là Phúc đức chính thần, hai bên là Thổ công và Táo công. Hễ cái bình vôi nào bị thải ra thì bà tôi bảo đem đặt trên cái trang ấy, thờ nhân thể.

    Sự thờ phượng như thế, không phải chỉ riêng một nhà tôi đâu. Cả làng, nhà nào có bình vôi thải ra, cũng đều đem đặt trên các tường thành đình hoặc chùa; như thế, người ta cho rằng thờ ‘Ông Bình’ đó.

    Cái bình vôi, tại sao lại gọi bằng ‘Ông’? Đọc từ đầu đến đây, bạn đọc đã biết. Ở vùng quê chúng tôi, mà có lẽ cả nước Việt Nam cũng vậy, vật gì nó có thể hại mình được thì gọi bằng ‘ông’, vật gì nó to hay sống lâu năm thì cũng gọi bằng ‘ông’.

    Con cọp ăn thịt mình được, gọi bằng ‘Ông cọp’, con khỉ phá hoa màu mình được, gọi bằng ‘Ông trưởng’, con chuột, cắn quần áo của mình được, gọi bằng ‘Ông tí’. Cái đầu rau, dùng năm mười năm mới thay cái khác, gọi bằng ‘Ông núc’, cái che, đường kính của nó có khi gần đến một mét, gọi bằng ‘Ông che’. Người Việt Nam về sau thế nào chưa biết, chứ về trước, hễ vật gì làm hại được hoặc lớn hơn, hoặc nhỏ, vật gì sống lâu và to xác thì gọi bằng ‘Ông’ để tỏ lòng tôn kính, sùng bái.

    Tôi có phạm một cái tội hồi mười tám tuổi, bây giờ tôi xin kiểm thảo và thú nhận.

    Những Ông Bình Vôi ở Cung Đình Huế
    Năm tôi mười tám tuổi, tôi không tin nữa. Một đêm mùa hè, gió Nam như bão, sáng trăng mờ mờ, tôi rủ mấy thằng bạn cùng lứa tuổi với tôi đi chơi dọc đường cái làng, đi qua đình và chùa, bao nhiêu ‘Ông bình vôi’ thờ trên tường thành chúng tôi đều hất một loạt xuống đất cả. Sao lại làm như thế? Chúng tôi cứ làm như thế, không cần có lý luận. Nhưng, vài hôm sau, trở lại xem, không biết là do tay ai, thấy đều đặt lại tề chỉnh trên tường thành.

    Tuy vậy, đó không phải cái tội riêng một mình tôi. Bấy giờ bọn thiếu niên chúng tôi hầu như đứa nào cũng có thể làm như thế được cả. Nếu ngày tôi phải tự kiểm thảo, thì lũ thiếu niên ấy, bạc đầu rồi, cũng phải tự kiểm thảo như tôi.

    Tóm lại, cái bình vôi, vì nó sống lâu ngày, lòng nó đặc cứng, miệng nó bít lại, ngồi cú rũ trên trang hoặc trên tường thành, cũng như pho tượng đất hoặc gỗ không nói năng, không nhúc nhích, thì người ta tôn thờ sùng bái mà gọi bằng ‘Ông’.

    Tôi viết cái bài khảo cứu nhỏ nầy cốt để cắt nghĩa mấy câu thơ của Lê Đạt:

    Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
    Y như một cái bình vôi
    Càng sống càng tồi

    PHAN KHÔI
    Càng sống càng bé lại.

  • phong  On Tháng Tư 13, 2013 at 9:33 chiều

    Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
    Y như một cái bình vôi
    Càng sống càng tồi
    Càng sống càng bé lại.

    Phan Khôi

  • phong  On Tháng Tư 14, 2013 at 10:13 chiều

    Ngày 12/4, ông Trần Khang Thụy, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học kinh tế CESAIS (thuộc trường ĐH Kinh tế TP.HCM) cho biết: mặc dù công tác chuẩn bị cho cuộc hội thảo đã gần xong, phía trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng đã chấp thuận và sẽ hỗ trợ, song rất tiếc, cuộc hội thảo sẽ không thể diễn ra.

    “Chiều ngày 11/4, tôi có trao đổi với anh Cường qua điện thoại. Anh Cường cũng nói rõ là nếu TS. Alan Phan chưa trả lời 15 câu hỏi thì có lẽ CLB BĐS HN chưa thể tham gia. Cuộc đối thoại được tổ chức theo đề nghị của TS. Alan Phan nhằm trao đổi với CLB BĐS HN những vấn đề đang được đặt ra với thị trường BĐS Việt Nam. Nhưng một trong hai bên đã từ chối thì cuộc hội thảo sẽ không thể tổ chức được” – Ông Thụy nói.

    Cũng theo ông Thụy, trong ngày hôm nay ông sẽ gửi mail cho TS. Alan Phan để thông báo tình hình.

    > Đại gia Việt chi 1 triệu đô… ‘dọn sẵn’ nơi an nghỉ
    Mặc dù công tác chuẩn bị cho cuộc hội thảo đã gần xong, nhưng cuộc hội thảo sẽ không thể diễn ra…

    Mặc dù công tác chuẩn bị cho cuộc hội thảo đã gần xong, nhưng cuộc hội thảo sẽ không thể diễn ra…

    > Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!

    Trong khi đó, đại diện Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, không muốn bàn luận hay có bất cứ ý kiến gì về vấn đề này. Mọi việc sẽ do CLB BĐS HN tự xem xét và quyết định.

    Còn ông Lương Trí Thìn, chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Dịch vụ và xây dựng Địa ốc Đất Xanh cho biết: “Tôi không muốn nói về cuộc tranh cãi này. Ông Alan Phan là ai mà sao chúng ta cứ phải mổ xẻ, tranh cãi với nhau suốt như vậy? Tôi không có bình luận hay ý kiến gì hết”.

    Trước đó, từng trả lời báo chí, ông Thìn cho rằng tranh luận giữa ông Alan Phan và CLB BĐS HN chỉ mang yếu tố cá nhân, ông không bình luận nhiều. Nhưng ông Thìn nhận xét ai cũng có cái đúng của mình dựa trên từng cá nhân cụ thể.

    Bài toán có nên giải cứu thị trường BĐS hay không? Ông Thìn cho rằng không phải ở đây giải cứu thị trường bất động sản mà đây là một chiến lược “giải cứu” cả hệ thống kinh tế.

    Nợ xấu ngân hàng chủ yếu nằm ở các doanh nghiệp bất động sản. Nếu giải quyết được bài toán BĐS sẽ tháo gỡ được khó khăn cho cả hệ thống kinh tế cũng như các ngành nghề khác.

    Theo Đất việt

  • phong  On Tháng Tư 16, 2013 at 1:11 sáng

    Một vài thân hữu nói “chúng tôi sẽ đi dự tiệc tất niên của ông vì hiếu kỳ muốn xem thiên hạ nó chế diễu, nhạo báng, phê phán…ông ra sao?” Ờ Việt Nam, các buổi lễ vinh danh PR thì được tổ chức rầm rộ mỗi ngày; nhưng bỏ tiền ra để ngồi nghe..chửi, thì chắc chỉ có ông già Alan. Thực ra, đây là một truyền thống cả trăm năm nay tại Mỹ và cả ngàn năm nay tại Nhật. Có lẽ đó là lý do họ ít bị “táo bón” về mặt tinh thần và trí tuệ như văn hóa 5 ngàn năm của ta và Tàu?

    Trong các cung vua phủ chúa của Nhật, các hoàng đế thường thuê một vài anh hề để chế diễu mình và các cận thần chức sắc. Vai trò của các anh hề này làm giảm đi sự căng thẳng của tình thế, cho mọi người một góc nhìn tư duy lạ hơn; nhưng quan trọng nhất là đem “con người” về đúng vị trí của nó, để không ai hoang tưởng mình là thần thánh, không bao giờ sai hay ngu hay điên. Các lãnh đạo Âu Mỹ thì ngoài các đảng đối lập, còn cả ngàn phóng viên, bình luận gia…theo dõi từng bước, muốn ăn vụng cũng khó chứ đừng nói tới chuyện muốn làm thánh gióng.

    Riêng ở Trung Quốc, qua bao triều đại, kể cả gần đây, vua là “con trời” và dù là thứ con trời đánh thánh vật, con hoang, con rơi…vẫn là máu mủ của giòng họ. Chưa nói đến những bà con cháu chắt, họ hàng xa gần, cả trăm ngàn “thái tử công chúa” vẩn từ “trời” xuống thế, nên được quyền làm những trò rất khỉ (kiểu Tề Thiên). Cho nên, ngay cả một phê bình nhẹ nhàng từ quan Tể Tướng, cũng đủ bị tội chém đầu. Tệ nhất là câu, “mắt mủi bệ hạ để đâu mà rước về một con cung phi xấu thế…” Tội này thì tru di tam tộc. Cũng may, các thiên tử phần lớn thuộc loại ngu dốt, xuất thân từ rừng rậm, nên không biết gì chuyện kinh bang tế thế đại sự và phó mặc cho các quan có học, nên lịch sử Tàu vẫn còn có những điểm sáng cho nhân dân nhờ.

    Tôi vẫn nghĩ nếu lãnh đạo Trung Quốc và các nước chư hầu Á Châu có được văn hóa tự trào, tự phê, tự chấp nhận yếu kém thực của mình…thì lịch sử đã không nghiệt ngã với đa số…dân ngu khu đen của các xã hội này.

    Từ ý nghĩ đó, mong các bạn BCA hãy tiếp tay cho Alan tạo nên phong trào “roast” khắp xứ ; nghĩa là từ nay, thay vì các lễ PR hoành tráng hay các bài viết thuê trả tiền để vinh danh (thực ra là nói dối dư luận) , chúng ta chỉ tham dự vui chơi ở những nơi mà bạn bè thân hữu cuời diễu, “xấu khoe đẹp giấu”. Khi mọi người thoải mái hơn về cái “sĩ diện” hão, thì những chuyện giả dối, vô cảm…ở xứ này sẽ giảm đi chăng?

    Thử nghĩ thay vì đóng cửa “phê và tự phê”, nếu chúng ta cho trực tiếp truyền hình những thâm cung bí sử, cả nước sẽ quên đi các bộ phim Hàn Quốc, Trung Quốc ngu xuẩn, và các mạng truyền thông sẽ đem đến cho người dân những bài học về khiêm tốn, về thực tại và về một tư duy thích hợp với thời đại mới?

    Alan Phan

    Lễ hội Roast:

    Một lễ roast phần lớn được tổ chức tại Mỹ dành cho các nhân vật nổi tiếng (từ Tổng Thống đến siêu sao) tại những sự kiện công cộng, có truyền thông tham dự. Người được “ô danh” gọi là roastmaser phải có một cảm nhận khôi hài cao độ để chấp nhận những chuyện diễu cợt, chế nhạo, phê bình…về mình mà không chút tự ái hay bực bội. Những người được mời lên diễn đàn chọc phá là những bạn bè, đồng nghiệp, báo giới…kể lại những mẩu chuyện quá khứ hay những giả tưởng tương lai…Tinh thần quan trọng nhất của lễ roast là …vui cười, đùa cợt, không chút ác ý hay ghen tị.

    Tiệc tất niên của Alan:

    Chúng tôi cần từ 10 đến 20 thân hữu đăng đàn lên sân khấu “diễu” Alan cho mọi người cười. Không được khen. Bạn nào tình nguyện xin liên hệ ngay với ban tổ chức để sắp xếp. Mỗi diễn giả sẽ được Alan ký tặng 1 cuốn sách. Bạn nào nói hay nhất sẽ được tăng một chai rượu quý.

    Xin nhắc lại là tiệc roast tất niên này sẽ được tổ chức vào sáng thứ bẩy 2/2/2013 lúc 11giờ tại khách sạn Grand Hotel số 8 đường Đồng Khời, Q1, thành phố HCM. Xem Thông Báo trên web site này.

  • phong  On Tháng Tư 28, 2013 at 11:52 chiều

    Ông Quang A cũng nói về mối nguy hiểm đối với nhà cầm quyền khi dùng cách đè nén ngôn luận thay vì thẳng thắn trao đổi, và cho rằng, chính quyền càng làm như vậy thì “sự kết liễu của chế độ toàn trị sẽ xảy ra sớm hơn”, và cái giá phải trả sẽ rất cao.
    Good luck!

  • phong  On Tháng Tư 28, 2013 at 11:55 chiều

    Thụy An sinh tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở làng Hòa Xá, quận Vân Đình, tỉnh Hà Đông, là con ông Lưu Tiến Ích và bà Phùng Thị Tôn.

    Có khiếu thơ văn từ nhỏ nên năm 13 tuổi, bà đã có thơ đăng trên báo Nam Phong (1929) và 3 năm sau, lại nhận được giải thưởng văn chương của Triều đình nhà Nguyễn.

    Chồng Lưu Thị Yến là nhà văn, nhà giáo Bùi Nhung[2] bút hiệu là Băng Dương, em ruột học giả Bùi Kỷ. Nhưng sau khi bà sinh được 6 người con[3], thì ly thân với chồng từ 1949.[4] Người tình của Lưu Thị Yến là ông Đỗ Đình Đạo, một nhân vật quan trọng của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Sau ông Đỗ Đình Đạo chết vì một nguyên do còn nhiều nghi vấn[5].

    Trong thời kỳ Nhân Văn–Giai Phẩm, nhà văn Phan Khôi nhận Lưu Thị Yến là con nuôi. sau khi báo Nhân Văn và Giai Phẩm bị đình bản, bà bị bắt năm 1958 và trong phiên tòa ngày 21 tháng 1 năm 1960 xét xử bà tại Hà Nội, nhiều nhân chứng đều cho rằng bà đã có ảnh hưởng không nhỏ đối với một số văn nghệ sĩ tham gia phong trào này. Tuy nhiên, những người trong cuộc như Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt [6] phủ nhận sự tham gia của bà trong nhóm.[7]

    Năm 1973, Lưu Thị Yến cùng với Nguyễn Hữu Đang, cũng bị tù vì vụ Nhân Văn–Giai Phẩm, được thả trong diện “Đại xá chính trị phạm trong hiệp định Paris”. Vào thành phố Hồ Chí Minh, bà quy y ở Chùa Quảng Hương Già Lam năm 1987 và mất năm 1989, tại nhà riêng ở đường Lê Văn Sỹ[8].
    wikipedia.org

Trackbacks

Gửi phản hồi cho kim tran Hủy trả lời